Category Archive : Streetwear

WGM trong thiết kế của BAPE nghĩa là gì?

Với những người yêu thích thương hiệu streetwear BAPE, hay A Bathing Ape, thì sẽ nhận ra thương hiệu này có nhiều mô típ thiết kế đặc trưng như họa tiết camo (rằn ri), hàm cá mập, ngôi sao Bapesta, và một mô típ đặc biệt là 3 chữ cái WGM. Nhiều bạn sẽ tự hỏi WGM của BAPE nghĩa là gì.

Áo khoác WGM BAPE

WGM thường thấy trong các mẫu thêu áo khoác dây kéo full-zip hàm cá mập chính là viết tắt của cụm từ “World Gone Mad”. “World Gone Made” có thể hiểu là “thế giới trở nên điên loạn.

Trong các mẫu thiết kế của mình, chữ W trong cụm từ WGM có màu đỏ, chữ G có màu xanh và chữ M màu vàng nghệ. Họa tiết WGM cũng thỉnh thoảng xuất hiện trên cáo mẫu áo thun, hoặc các sản phẩm khác của BAPE. Đôi khi mẫu thiết kế cũng viết rõ ra thành World Gone Mad.

Các bạn yêu thích thời trang streetwear đừng quên theo dõi Instagram của trang để ủng hộ nhé: https://www.instagram.com/finalrangerofficial.

Cẩm nang giày sneaker và thời trang streetwear

Với những người nhập môn, các bạn có thể sẽ lúng túng khi gia nhập một hội nhóm về giày sneaker hay thời trang streetwear khi mà có khá nhiều thuật ngữ và thường viết tắt nữa. Các bạn đôi khi sẽ tự hỏi những câu hỏi như: “CIH là gì?” “Legit imo là gì?” “Sneakerhead là gì?” “Giá resell là gì?” ….

Một số câu hỏi thường gặp

CIH là gì?

CIH là viết tắt của “cash in hand”, nghĩa là “tiền mặt trong tay”, tức là người mua đang có sẵn tiền mặt trong tay và sẵn sàng giao dịch.

Legit imo là gì?

Legit là giày chính hãng, hàng chính hãng. IMO là viết tắt “in my opinion”, nghĩa là “theo ý kiến của tôi”.

Sneakerhead là gì?

Người đam mê giày.

Giá resell là gì? Reseller là gì?

Resell là bán lại, khác với retail là bán lẻ. Nghĩa là khi nhà sản xuất bán lẻ, người mua có thể mua rồi bán lại với giá cao hơn để kiếm lời. Reseller là người mua giày hoặc đồ streetwear bán lại cho người khác.

Nhận camp là gì? Camp giày là gì?

Camp là cắm trại. Ở đây có nghĩa là nhận đứng xếp hàng chờ mua sản phẩm mới. Ở nước ngoài có khi phải cắm trại từ đêm hôm trước. Camp giày tức là nhận “cắm trại” để mua giày.

Cond 8.5 là gì? Cond 9.5/10 là gì? Cond DS là gì? Cond VNDS là gì? Cond beat là gì? Beater là gì?

Đây là những thuật ngữ nói về tình trạng của giày khi bán. Cond là viết tắt của condition, “tình trạng”. Cond 8.5, hay cond 9.5/10 là tình trạng giày so với thang điểm 10. DS là viết tắt của deadstock, nghĩa là hàng còn mới (dù mẫu giày này có thể nhà sản xuất đã bán hết từ lâu). VNDS là viết tắt của “very near deadstock”, nghĩa là gần như mới. Cond beat là tình trạng giày đã đi lại nhiều, nghĩa là giày đã cũ rồi. Beater là đôi giày đã xài nhiều và có thể cũng đã mòn và rách.

BIN là gì?

BIN là viết tắt của “buy it now”, nghĩa là giá mua liền tay và người bán không muốn trả giá thêm nữa.

Bump là gì? T4B là gì?

Bump là việc bình luận để bài viết không bị trôi. Khi một người bump, hoặc thường viết tắt là B trong các bình luận thì bài viết được đẩy lên. T4B là viết tắt của “thanks for bump” hay đúng hơn là “thanks for bumping”, nghĩa là cảm ơn đã đẩy bài chống trôi.

 

 

Thuật ngữ tham khảo thêm

Tên thuật ngữ Ý nghĩa/Thông tin
3
3M Hãng sản xuất vật liệu phản quang trên các mẫu giày
A
A Bathing Ape/ BAPE A Bathing Ape, hay thường biết đến với tên BAPE là một thương hiệu thời trang của Nhật được thành lập bởi Tomoaki Nagao ở khu Ura-Harajuku năm 1993. Về ý nghĩa thương hiệu, vào thời điểm đó ở Nhật hay có thú vui là tắm suối nước nóng, nên Nagao đã chọn hình ảnh một con vượn đang tắm làm tên thương hiệu.
Abzorb Công nghệ sản xuất đế giày của hãng New Balance
adidas Hãng sản xuất đồ thể thao có trụ sở tại Herzogenaurach, Đức. Tên nhãn hiệu này được đặt theo người sáng lập là Adolf Dassler. Chữ addidas này trên logo viết thường, chữ A ở đầu cũng không viết hoa. Các thương hiệu nổi tiếng bao gồm: Stan Smith, Superstar, Ultra Boost và nhiều mẫu khác.
Air Bubble Một đặc tính trong công nghệ Air của Nike: túi đệm hơi (khí) được đặt giữa đế giày, dưới đế giày. Có thể thấy trong các mẫu giày Air Max và Jordan.
Air Jordan Mẫu giày độc quyền của Nike được xây dựng theo tên huyền thoại bóng rỗ Mỹ – Michael Jordan. Air Jordan đem lại hàng tỉ doanh thu cho Nike khi người hâm mộ khắp nơi trên thế giới phải cắm trại để mua các sản phẩm trong series này. Hiện tượng này vẫn còn tái diện cho đến tận ngày nay.
Air Max Một mẫu giày đặc biệt thành công của Nike, được thiết kế bởi Tinker Hatfield năm 1987 với phiên bản đầu tiên Air MAx 1 (cũng gọi là Air Max 87). Khới đầu với concept là giày chạy, Air Max đã dần trở thành một trong những mẫu giày sử dụng hàng ngày phổ biến nhất.

Qua nhiều năm nhiều phiên bản được tạo ra như Air Max 90, 93, 98, 180…

Đặc điểm nổi bật của Air Max chính là túi khí Air Bubble đặt trong các đế giày với kích thước khác nhau.

Air-Technologie Công nghệ sản xuất đế giày của Nike cho nhiều mẫu giày như Air Max, Air Huarache, Air Presto … với các túi đệm khí được dặt vào trong các đế giày. Công nghệ này thấy rõ trong các mẫu Air Max, nhưng thật ra các mẫu khác của Nike cũng sử dụng công nghệ này.
Anti Social Social Club/ ASSC Thương hiệu thời trang streetwear Mỹ thành lập năm 2015 bởi Neek Lurk. Trước đó, Neek Lurk làm việc cho Stussy.
Asics Nhà sản xuất dụng cụ thể thao bắt nguồn từ Kobe, Nhật Bản, được biết đến với các mẫu giày: Gel Lyte III, Gel Lyte V.
B
Beaters Beaters là từ dùng để chỉ những đôi giày sờn cũ vì được mang nhiều lần. Những đôi giày này thường không được bán với giá cao trừ khi chúng là mẫu thiết kế “huyền thoại”. Trái nghĩa với beaters là “holy grail”.

 

BNIB Viết tắt của “brand new in box” nghĩa là mới toanh nguyên hộp. Thuật ngữ này chỉ tình trạng của đôi giày sneaker khi bán. Đôi giày chưa được mang, và vẫn còn nguyên hộp ban đầu.
Boost Công nghệ sản xuất đế giày của adidas. Tuy được phát triển cho dòng giày chạy, nhưng công nghệ này cũng phổ biến trong các mẫu giày đi hàng ngày. Công nghệ này sử dụng các hạt xốp Thermoplastic Polyurethane (TPU) làm phầm đệm trở nêm êm ái hơn. Các mẫu giày nổi tiếng sử dụng công nghệ này là Yeezy Boost và Ultra Boost.

 

Bot Bot ở đây là công cụ tự động mua hàng (giày sneaker) online. Khi các hãng giày triển khai bán hàng các mẫu sản phẩm mới online thì các con bot này sẽ tự động mua hàng cho chủ nhân. Vì bot là máy tính nên các thao tác mua hàng như đặt hàng, thanh toán sẽ nhanh hơn là làm bằng tay. Chính vì vậy, bot trở thành kẻ thù của những người mua giày không sử dụng bot.

Hiện các tính năng loại bỏ bot như bằng CAPTCHA đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn để tạo sự công bằng cho những người mua.

Box Hộp ở đây là hộp giày. OG Box, tức Original Box, nghĩa là hộp còn nguyên mới mua thì giá trị đôi giày càng cao.
BOY/ BOY LONDON Thương hiệu này bắt đầu bằng một cửa hàng mang tiên BOY ở London năm 1976, được thành lập bởi Stephane Raynor. Thương hiệu này phát triển với trào lưu nhạc punk,và thoái trào giữa thập niên 80. Thời gian gần đây, thương hiệu này được khôi phục lại.
Brand with the Three Stripes Thương hiệu với 3 sọc, đây là một bản quyền của adidas.
Bred Bred=black+red: Phối màu đen đỏ là một phối màu phổ biến của Nike như trong mẫu Air Jordan 1 “Bred”
Bump Các bài đăng bán hàng trên Facebook, đặc biệt trên Marketplace có thể bị “trôi” bài. Bump nghĩa là comment để đẩy bài lên, cho nó khỏi trôi.
BW Viết tắt của “Big Window”. Big Window là một đặc tính trong công nghệ làm đế giày của Nike với các đệm khí Air Bubble có thể nhìn rõ ở bên hông đế giày (trông như ô cửa sổ lớn).

Chữ viết tắt BW có thể được ghi kèm với tên mẫu giày, ví dụ Air Classic BW.

C
Campout Thuật ngữ campout có thể dịch là dựng lều cắm trại để mua giày. Khi các hãng giày ra hàng các mẫu mới. họ sẽ bán với nguyên tắc ai đến trước mua trước “first come first served”, cho nên để mua được các mẫu giày phiên bản số lượng hạn chế, người mua giày phải đến từ đêm hôm trước. Họ cắm trại chờ cho đến khi cửa hàng mở cửa ngày hôm sau để có thể mua được đôi giày. Đặc biệt là các phiên bản hợp tác, người mua giày có thể việc cắm trại “campout” có thể diễn ra vày ngày.
capsule/capsule collection Thuật ngữ capsule trong ngành thời trang để chỉ một số ít những món đồ không bị lỗi mốt, có thể kết hợp với các món đồ theo mùa khác. Ví dụ, quần tây có thể mặc bất kỳ mùa nào nhưng mũ len thì chỉ có thể mặc vào mùa đông mà thôi. Khi các thương hiệu thời trang hợp tác với nhau, thường họ sẽ ra bộ sưu tập capsule chỉ bao gồm một vài món nhất định có thể mặc quanh năm, ví dụ như áo khoác.
Cleaner Chất tẩy rửa dùng cho các đôi giày sneaker, đặc biệt là các đôi giày chất lượng cao.
Comme des Garçons/ CDG Comme des Garçons thường được đọc bằng tên viết tắt CDG là một thương hiệu thời trang của Nhật được thành lập bởi Rei Kawakubo. CDG được lập cửa hàng flagship đầu tiên ở Tokyo năm 1969, nhưng trụ sở hiện tại ở Paris, Pháp. Mặc dù vậy, sản phẩm của CDG vẫn được thiết kế và sản xuất tại Nhật.
Comme des Garçons nghĩa đen là “giống như con trai”.
Collab/Collabo Collab là viết tắt của collaboration, nghĩa là hợp tác. Collabo là từ thông dụng để chỉ sản phẩm hợp tác. Ngày nay, các hãng giày sneaker thường đưa ra các bản hợp tác với các thương hiệu thời trang streetwear hoặc các thương hiệu pop culture phổ biến.
Colorway/Colourway Cũng được viết tắt thành CW, nghĩa là phối màu.
Condition Tình trạng của đôi giày khi đem bán.
Cop or Drop? Đây là câu hỏi khi đăng tin một mẫu giày sneaker mới, hỏi người xem có mua nó (cop) hay bỏ qua nó (drop).
Custom Thiết kế theo ý muốn người dùng. Trong một số trường hợp, nhà sản xuất giày có thể phát triển trên nền tảng web, hoặc ngay tại cửa hàng cho phép người dùng chọn một mẫu giày và tự cho cách phối màu cho đôi giày đó.
D
Deadstock Deadstock, có khi viết tắt thành DS, nghĩa nguyên thủy là hết hàng (The stock is dead).

NDS = near deadstock, VVVVNDS= very very very very near deadstock.

Deadstock giờ đây mang một nghĩa mới: một mẫu giày đã không còn xuất hiện trên kệ của các cửa hàng (dù là mẫu mới ra hay mẫu rất cũ) nhưng vẫn còn mới vì chưa mang.

Nói cách khác, bây giờ deadstock hiểu là đôi giày chưa mang lần nào, còn NDS, hay VVVNDS thì đã mang một vài lần rồi.

Diadora Hãng giày thể thao của Italia thành lập từ năm 1948.
Disc Hệ thống cột giày của hàng Puma. Giày không được “cột” theo cách truyền thống vì không có dây giày để cột. Mà theo đó giày được mở ra và khóa lại bằng bộ phận xoay hình chiếc đĩa ở trên mặt giày.
Double-Boxed Hộp gốc của đôi giày được đặt trong một cái hộp khác, hoặc một cái túi, cái bao để bảo vệ cái hộp gốc (OG Box).
Dynacoil Hệ thống đế giày phát triển bởi KangaROOS và NASA.
E
Encap Công nghệ làm đế giày của New Balance sử dụng lõi Ethylen-Vinylacetat-Copolymer (EVA) và võ bọc Polyurethanschale. công nghệ này tập trung vào độ giảm sóc và tính ổn định.
Engineered Mesh (EM) Công nghệ lưới của Nike cho mặt trên của nhưng đôi giày mùa hè.
F
FILA Fila là thương hiệu đồ thể thao được thành lập năm 1911 bởi Giansevero Fila tại Italia. Năm 2007, Fila Korea mua lại Fila và trở thành chủ sở hữu của thương hiệu này. Hiện Fila có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc.
Flagship store Flagship store là cửa hàng chính của một thương hiệu thời trang (flagship nghĩa đen là tàu cắm cờ, tức là tàu chỉ huy trong một hạm đội tàu thủy). Cửa hàng flagship thường có diện tích lớn, và chứa nhiều hàng.
Flight Club Nhóm các cửa hàng bán giày ở Los Angeles và New York City chuyên bán các đôi giày sneaker hiếm không còn trên thị trường. Ngưới bán gửi các đôi giày hiếm hoặc bản giới hạn đến Flight club, rồi yêu cầu đăng bán một mức giá phù hợp.
Full Size Run xem Size Run
G
Gel-Technologie Công nghệ sản xuất đế giày của Asics có từ thập niên 80, có thể thấy trong các mẫu giày chạy với bản cải tiến hơn.
General Release Có thể hiểu là đợt ra hàng thông thường (viết tắt GR, trái nghĩa với Limited)

  • Các phần trong bộ sưu tập được thiết kế và sản xuất bởi nhà sản xuất
  • Phân phối ở nhiều cửa hàng sneaker và streetwear
  • không bị giới hạn về số lượng
Hatfield, Tinker Tinker Hatfield là nhà thiết kế của hãng Nike với nhiều “tượng đài” như Air Max 1.
Heat “nhiệt” hay “sức nóng” để chỉ những đôi giày được nhiều người muốn có (trên mức trung bình) nhưng lại chưa có trên kệ của tất cả mọi người.
Heelcap Một bộ phận trên đôi giày được gắn ở phần gót.

 

Hexalite Tính năng giảm sóc của Reebok như trong mẫu giày Instapump Fury.
Holy Grail/Grail Holy grail nghĩa gốc là chén thánh. Holy grail, hay ngắn gọn grail ở đây ám chỉ đôi giày mà rất được mong đợi có được hơn hẳn các đôi giày khác, hoặc đã bỏ công tìm kiếm rất lâu.
Hookup Mua giùm giày. Dịch vụ mua giùm giày thường tính phí.
Huarache Mẫu giày chạy nhẹ và rất phổ biến của Nike những năm đầu thập niên 90.
Hype/ Hypebeast Hype là việc quảng cáo rầm rộ, thổi phồng quá mức. Khi ghép với beast (con thú, quái thú) mang nghĩa xấu ám chỉ những người theo đuổi thời trang thái quá, hay những đứa trẻ cuồng về thời trang. Khi trang web hypebeast lập ra, hypebeast mang nghĩa lóng là những người theo đuổi xu hướng thời trang.

Nói tóm lại hype có thể hiểu là cơn sốt truyền thông, hoặc ngắn gọn hơn à cơn sốt.

Hyperstrike Đợt ra hàng “đột xuất” với số lượng rất hạn chế(25 đến 50 đôi), chỉ tại một số cửa hàng được lựa chọn, và không có thông báo trước ngày ra hàng.

Một thuật ngữ gần giống là quickstrike, điểm khác là ở chỗ hyperstrike không thông báo rộng rãi.

ID Số tài khoản hay thẻ cá nhân của adidas (miAdidas) và Nike (NikeID) khi đặt làm giày theo quy cách riêng.
J
Jordan tức mẫu giày Air Jordan của Nike
K
K’LEKT / KLEKT Một nền tảng bán hàng giày sneaker ở thị trường thứ cấp.
KangaROOS Tên một nhãn hiệu giày Mỹ từng phổ biến ở thập niên 80 và được khôi phục lại từ cuối thập niên 90.
L
Lacelock Lacelock là một dạng khóa giúp dây giày không bị tuột khi cột thông thường. Tuy nhiên, ngoài công dụng chống tuột dây thì lacelock lại thường xuyên được sử dụng làm phần trang trí cho đôi giày, chẳng hạn như việc gắn logo thương hiệu, hay in công nghệ làm giày.
Laces Dây giày. Có nhiều kiểu như Round Laces (dây tròn), Flat Laces (dây dẹp), Rope Laces (dây xoắn), Fat Laces (dây bản to).
Lacetip Đầu dây giày, thường được bọc bởi nhựa cứng để dây giày không bị tưa.
Lacing Kiểu cột giày
Launch Đợt mở bán giày
Legit / Legit-Check Legit là hàng chính hãng. Legit check là việc kiểm tra có phải hàng chính hãng hay chỉ là hàng giả.
Limited / LTD lượng hàng có giới hạn
LPU Viết tắt của Last Pickup hoặc Latest Pickup, được hiểu là hàng vừa mới mua, thường thấy trong các hashtag.
M
Made in England/USA Nhãn hàng New Balance (NB) có các mẫu sản xuất tại Anh Quốc (Made in England) ví dụ như mẫu 1500er hay sản xuất tại Mỹ (MAde in USA) như mẫu 998.

Chất lượng những đôi giày này được quản lý nghiêm ngặt hơn vì chúng được làm thủ công. Giày và hộp giày thường ghi chú rọ ràng với dòng chữ Made in England/USA hoặc kèm với hình quốc kỳ.

Marketplace Nơi mua bán giày, ví dụ eBay, Facebook hay K’LEKT,…
merch/ merch drop Merch là dạng viết không chính thức của merchandise, tức hàng hàng hóa. Drop là ra hàng nhỏ giọt, thường là bất chợt chứ không theo lịch trình từ trước.
Mesh Lưới. Rất được hay dùng trong ngành sản xuất giày vì đặc tính thoáng khí. Lưới thường dùng ở khu vực ngón chân, giúp ngón chân có thể tiếp nhận được không khí tươi mát từ bên ngoài trong điều kiện nhiệt độ cao.
MiAdidas ID của hãng adidas.
Midsole Phần giữa của đế giày.

Nơi đây thường tập trung các công nghệ sản xuất giày như Air Bubble của Nike. Từ ngoài nhìn vào, nơi này cũng là một phần mà hay được các hãng giày làm điểm nhấn phong cách.

Mudguard Chắn bùn. Đây là phần gắn liền với đế giày, có tác dụng chặn bùn đất ở mũi giày. Dễ nhận biết nhất là mẫu giày chạy Air Max của Nike.
N
New Balance Hãng giày lâu đời của Mỹ, thành lập từ năm 1906.
Nike Nhà sản xuất đồ thể thao lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Mỹ.
NikeID ID do Nike cấp
O
Off-White/ OFF-WHITE c/o VIRGIL ABLOH™ Là thượng hiệu thời trang Italia được thành lập bởi Virgil Abloh tại Milan năm 2012. Off-White là cầu nối giữa phong cách streetwear và thời trang cao cấp.
Outsole Phần đế giày chạm đất
P
Palace Thương hiệu quần áo dành cho người chơi ván trượt (skateboard), thành lập năm 2011 tại Anh.
PE / Player Exclusive Phiên bản dành sneaker dành riêng cho cầu thủ chuyên nghiệp.
Pinroll Một kiểu xắn quần. Mép quần được gấp vào trước khi được xắn lên. Khi đó quần sẽ được xắn rất chặt, và không ảnh hưởng đến giày.
PONY Một hãng giày thành lập ở Mỹ năm 1972, và hiện đặt trụ sở ở HongKong
Pop-up store Là một dạng cửa hàng tạm, mở ra trong một thời gian rất ngắn, thường là đi kèm với một sự kiện quảng bá thương hiệu.
Puma Hãng sản xuất đồ thể thao của Đức, trụ sở cùng ở Herzogenaurach với đối thủ cạnh tranh Adidas. Puma được biết đến với công nghệ đế giày Trinomic và hệ thống “cột” giày Disc-System.
Pump Hệ thống “cột” giày của Reebok: giày được thổi phồng lên cho đến khi chặt.
Q
Quickstrike Đợt mở bán hàng với số lượng giới hạn và chỉ tại một số cửa hàng.
R
Re-Release Mở bán lại mẫu giày đã mở bán trước đó
Reebok Ban đầu là nhà sản xuất đồ thể thao của Anh Quốc, nay thuộc về Adidas.
Reseller Người bán lại. Thường là mua những đôi giày phiên bản giới hạn rồi bán lại với giá cao.
Restock Bổ sung lại hàng những mẫu giày vừa bán hết.
Rope Laces Loại dây giày xoắn như dây thừng và thường có rất nhiều màu sắc. Chúng lần đầu xuất hiện trong các phiên bản hiếm của Ronnie Fieg. Ngày nay, nhiều mẫu giày cũng sử dụng dạng dây thừng này. Tuy nhiên, nhiều mẫu giày trông rất tệ với loại dây này.
S
Sample Giày mẫu. Trước khi phát hành chính thức, thường có bản mẫu để tham khảo thị trường. Có thể bản mẫu sẽ được thay đổi cho phù hợp khi mẫu giày chính thức mở bán ra thị trường.
Scammer Kẻ bán hàng lừa đảo. Ví dụ nhưng trên các nền tảng bán hàng, kẻ lửa đảo nhận tiền nhưng không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng, gây thiệt hại cho người mua.
Shape Hình dáng hay form giày. Một mẫu giày vẫn có thể thay đổi hình dáng dần dần theo thời gian.
Size Run Size run là cỡ giày, ví dụ theo kiểu châu Âu size run sẽ từ 39-46.

Full Size Run: bao gồm tất cả các kích cỡ.

Size Tag Thẻ size ghi đầy đủ thông tin về đôi giày: size, số lô hàng, mã hiệu…
Sneakerhead Đây là từ lóng mang nghĩa xấu, ám chỉ những người đội giày lên đầu, bắt nguồn từ việc trước đây có những người luôn săn tìm những đôi giày tennis đắt tiền. Sneakerhead được hiểu là những người mê giày thái quá hay những người cuồng giày sneaker.

Từ đó xuất hiện thêm một số thuật ngữ khác như jordanhead – những người cuồn giày Air Jordan của Nike.

Sole Đế giày
Stoke Stoke nghĩa đen tiếng anh là đốt lò hay thêm dầu vào lửa. Ở đây stoke được hiểu là niềm vui thích, đặc biệt là khi trượt ván. Khi một đôi giày hoặc series được ai đó coi là stoke thì anh ta có thể mua ngay lập tức và mua hết tất cả các đôi giày.
Supreme Thương hiệu thời trang streetwear của Mỹ, được xem là thương hiệu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này. Supreme được thành lập năm 1994 tại New York bởi James Jebbia. Supreme bắt đầu bằng một cửa hàng bán ván trượt, và sau đó phát triển thành thương hiệu thời trang cho giới chơi ván trượt và cộng đồng hip-hop.
Swoosh Một nhãn mác của Nike, đó là cái vệt hay cái hình cong nằm dưới chữ NIKE trong logo của hãng này. Từ đó, khi người ta nói “The Swoosh” là ám chỉ Nike.
T
Toebox Phần giày bao quanh ngón chân.
Tongue Lưỡi giày, là phần năm dưới dây giày.
Trade Ngoài chuyện mua bán, những người sử dụng giày có thể tra đổi giày lẫn nhau.
True To Size Khi một đôi giày “true to size” nghĩa la nó mang vừa vặn đúng với size ghi trên đôi dày. Có thể hiểu là chuẩn size.
U
Un-Deadstocking Khi bạn mang một đôi giày trong tình trạng “deadstock” (chưa mang bao giờ), thì nó sẽ không còn tình trạng này nữa vì nó đã được người ta mang.
Unboxing “Đập hộp”: việc mở hộp giày lần đầu tiên.
Under Armour Hãng sản xuất đồ thể thao của Mỹ. Under Armour chú trọng vào sản phẩm thể thao hơn là các sản phẩm mặc thường ngày.
W
Wack / Whack Quá dở, quá tệ.
WMNS / Womens WMNS là viết tắt mang nghĩa dành cho phụ nữ. Giày cho phụ nữ thường có bề rộng hẹp hơn của nam giới.
WOMFT Viết tắt của “What’s On My Feet Today?” Nếu như nói về quần áo ta có câu “Hôm nay, mặc gì?” thì ở đây kho nói về giày thì WOMFT sẽ là “Hôm nay mang giày gì?”
Y
Y-3 / Yohji Yamamoto Yohji Yamamoto là nhà thiết kế thời trang, đồng thời cũng là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản. Yohji Yamamoto cũng thiết kế cho adidas với dòng sản phẩm Y-3.
Yeezy Yeezy là nghệ danh của Kanye West, đây cũng là mẫu giày được thiết kế bởi Kanye West. Yeezy được sản xuất với nhều nhà sản xuất, 2 mẫu đầu tiên là Air Yeezy của Nike. Hiện tại, Yeezy hợp tác với adidas (Yeezy Boost).

Supreme Spring Summer 2019

Bộ sưu tập xuân hè 2019 của Supreme đã ra mắt lúc 11:00 ngày 25/2. Dưới đây là danh sách các món đồ sell out nhanh trong đợt này.

1. Bộ đồ Formula Crewneck/ Trackpant, đặc biệt là bộ màu trắng có trang trí logo ở tay.

Supreme Formula Crewneck - Sweatpants

2. Áo khoác Patchwork Harrington Jacket

Supreme Patchwork Harrington Jacket

3. Áo cardigan Patchwork Mohair Cardigan.

Supreme Patchwork Mohair Cardigan

4. Áo khoác da Leather Varsity Jacket

Supreme Leather Varsity Jacket

5. Áo khoác phồng Bonded logo Puffy Jacket

Supreme Bonded Logo Puffy Jacket

6. Ván trượt Airbrushed Floral Skateboard

Supreme Airbrushed Floral-Skateboard

7.Áo thun Walken King of New York, mẫu màu đen

Supreme Christopher Walken King-Of New York

Led Zepplin x Vans collab

Hãng giày Vans vừa có một bộ sưu tập capsule đặc biệt với ban nhạc rock huyền thoại Led Zepplin. Có thể bạn không biết nhưng Led Zepplin là một trong những ban nhạc rock có tầm ảnh hưởng nhất với hơn 300 đĩa nhạc được bán ra dù hoạt đồng chỉ trong vòng 11 năm (1968-1980).

Bản collab của Vans và Led Zepplin bao gồm mẫu áo thun và nón snapback in hình quả khí cầu Hindenburg bị cháy, từng xuất hiện trên bìa một album của Led Zepplin. Cái tên Led Zepplin, là cách viết kiểu của Lead Zepplin, tức khí cầu bằng chì, xuất phát từ một cuộc trò chuyện phiếm giữa các nghệ sĩ với nhau.

Đáng chú ý hơn của bộ sưu tập là 2 mẫu giày Vans SK8 HI và Vans Era. Với Vans Sk8 Hi phiên bản Led Zepplin có nét nổi bật với dòng chữ LED ZEPPLIN màu đỏ, và logo đại diện cho bốn thành viên của ban nhạc nằm ở bên hông đế giày. Ở phiên bản Vans Era x Led Zepplin, các logo này xuất hiện mặt trên thân giày như một dạng monogram trang trí, trong khi dòng chữ LED ZEPPLIN được đưa xuống phần đế.

Hai mẫu giày sneaker Led Zepplin x Vans dự kiến sẽ mở bán trên hệ thống của Vans từ ngày 22/2 với giá bán chưa được tiết lộ.

Led Zepplin x Vans

Xem bài viết này trên Instagram

/News/ Led Zepplin x Vans Sk8-Hi & Vans Era

Bài viết do Final Ranger (@finalrangerofficial) chia sẻ vào

Champion x ClothSurgeon: BST lấy cảm hứng từ các trường ĐH Mỹ

Hãng đồ thể thao Anh Quốc Champion vừa có một bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các trường đại học của Mỹ với sự giúp sức của Cloth Surgeon.

Bộ sưu tập này có thiết kế dựa trên các mẫu áo khoác của các sinh viên trường ĐH Mỹ thông dụng từ thập niên 90 (áo varsity jacket). Từ đó các mẫu cardigan, áo hoodie, áo vest túi hộp letterman, đồ bộ sweatsuits được biến tấu theo. Ngoài ra, bộ sưu tập này cũng sử dụng logo của các trường đại học nằm ở khu Hackney, London (một kiểu nhái các trường Ivy League của Mỹ).

champion x clothsurgeon

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

/News/ Champion x ClothSurgeon varsity collection (BST Champion x ClothSurgeon lấy cảm hứng từ trường ĐH Mỹ)

Bài viết do Final Ranger (@finalrangerofficial) chia sẻ vào

BAPE ra bộ sản phẩm SPACE CAMO “WHITE”

Nhãn hàng thòi trang streetwear Nhật Bản A Bathing Ape vừa ra mắt bộ sưu tập capsule mang tên Space Camo “White“. Cảm hứng sáng tạo có lẽ là các phi hành gia NASA. Đây là một chủ đề khá hot trong thời gian gần đây khi nhiều nhãn hàng giày sneaker hay lấy làm cảm hứng thiết kế.

Bộ sưu tập capsule của BAPE bao gồm các món đồ như áo thun, áo sweatshirt, áo sweatshirt hoodie, quần jogger (hợp thành bộ tracksuit). Tông màu thiết kế là màu trắng với các hoạt tiết camo quen thuộc của BAPE nhưng được điều chỉnh màu nhạt. Đặc biệt, chất liệu phản quang, có khả năng là của 3M, làm các món đồ sẽ trong sáng nổi bật trong đêm tối.

Bape space camo white Bape space camo white

 

KITH hợp tác với Mastermind

KITH, nhà bán lẻ sneaker đồng thời là nhãn hàng thời trang streetwear, vừa có bản hợp tác thương hiệu với nhãn hàng Mastermind (Nhật Bản).

Bộ sưu tập bao gồm chủ yếu các mẫu áo mùa đông như áo khoác cổ lông parka/anorak, áo sweater, áo sweatshit hoodie, ngoài ra còn các sản phẩm như quần, áo thun polo để hoàn chỉnh lookbook.

Thiết kế bộ sưu tập này cũng đơn giản, khai thác hình ảnh logo chữ của KITH và logo hình đầu lâu của Mastermind. Đáng chú ý là mẫu áo/quần dạng camo hình cây hoa lá.

Bộ sưu tập sẽ có online trên trang web của KITH vào ngày 18/1/2019.

KITH x Mastermind capsule

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

/News/ KITH x Mastermind collab capsule

Bài viết do Final Ranger (@finalrangerofficial) chia sẻ vào

Alexander Wang ra BST “Collection 1”

Nhà thiết kế Mỹ gốc Đài Loan Alexander Wang vừa có bộ sưu tập mang tên “Collection 1” cho năm 2019. bọt sưu tập bao gồm cáo món đồ capsule như áo thun, áo tanktop, áo sweatshirt, áo hoodie và áo sơ mi.

Nhìn chung bộ sưu tập không có chủ đề cụ thể nhất định nào. Tông màu thiết kế chủ đạo là đen, kết hợp với các hi tiết màu đỏ hoặc trắng. Điểm đáng chú ý nhất là mẫu áo hoodie in hình một dải ngôi sao ở phần trên, có thể là mô phỏng lá cờ Mỹ.

Đặc biệt, bộ sưu tập có mẫu áo thun và tanktop dạng thể thao có in quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc.

Giá tham khảo: $95-$795

Alexander Wang Collection 1 2019

BAPE giới thiệu BST “Mr. Bathing Ape”

Nhãn hàng streetwear BAPE tại Mỹ vừa giới thiệu bộ sưu tập mới mang tên “Mr. Bathing Ape”. Bộ sưu tập này sử dụng mô típ logo cơ bản của A Bathing Ape là hình đầu khỉ với một phá cách là thêm vào cặp ria mép. Cặp ria mép cũng được dùng làm một thiết kế hình lặp monogram. Nhìn chung bộ sưu tập thiết kế đơn giản, ít màu sắc, có lẽ chủ đích nhắm tới khách hàng lớn tuổi hơn.

Các món đồ trong bộ sưu tập này bao gồm: áo khoác, áo khoác hoodie, áo khoác bomber jacket, áo sweatshirt, áo sweatshirt hoodie, áo sơ mi, quần jogger, vớ (tất) và nón lưỡi trai.

Bộ sưu tập này sẽ bán từ ngày 12/1/2019.

 

mr bathing ape

 

Olivia LeBranc hợp tác với mẫu giày Adidas Hypersleek và bộ capsule

Adidas Originals vừa giới thiệu một bản collab với nhà thiết kết Olivia LeBranc (với nhãn hiệu ØBLANC). Mẫu giày retro được lựa chọn cho bản hợp tác là Adidas Hypersleek. Đây là mẫu giày với nét đặc trưng là mũi giày nhọn.

Hiện có ba bản phối màu OBLANC x adidas Hypersleek. Phiên bản toàn trắng với các chi tiết trang trí thương hiệu logo của Oblanc nằm bên hông. Thứ hai là phiên bản đế vàng với trang trí thương hiệu màu đen, và phần thân trên màu đỏ. Phiên bản thứ 3 là phần đế và thân cơ bản màu trắng nhưng dải trang trí đen/vàng của OBLANC nằm bao quanh phần giữa đế và thân.

Ngoài bản collab trên mẫu giày Hypersleek, Olivia LeBranc còn thiết kế một bộ sưu tập mang phong workwear đi kèm.

Oblanc x adidas Hypersleek

Oblanc x adidas Hypersleek

Oblanc x adidas Hypersleek

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

/News/ OBLANCC (Olivia LeBranc) x Adidas sneaker and apparel capsule

Bài viết do Final Ranger (@finalrangerofficial) chia sẻ vào